Quy trình xây nhà hoàn thiện, chi tiết từ A đến Z

84 lượt xem
Đánh giá bài viết:
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Xây nhà được coi là việc lớn của mọi gia đình bởi cần đầu từ nhiều tiền bạc, công sức, thời gian thì mới có được căn nhà như mong muốn. Để có được một căn nhà hoàn chỉnh nhất thì cần trải qua lần lượt các bước thiết kế, thi công. Vậy quy trình xây nhà sẽ gồm những bước nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên một cách chi tiết nhất.

Giai đoạn chuẩn bị trước khi xây nhà

Trước khi bắt đầu tiến hành thiết kế, xây dựng thì gia chủ cần có các bước chuẩn bị đầy đủ như sau.

Đất xây dựng

Từ xa xưa, người Việt Nam đã có quan niệm rằng việc xây nhà sẽ có ảnh hưởng lớn đến đường sự nghiệp, công danh, đặc biệt là hướng nhà. Chính vì thế, khi chọn đất xây nhà, gia chủ nên mua đất có hướng đẹp, hợp với mệnh của mình để đem đến nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần chú ý lựa chọn những khu đất có giao thông thuận lợi, địa hình bằng phẳng, an ninh tốt. Đặc biệt cần đảm bảo khu đất bạn chọn mua có đầy đủ giá trị pháp lý và những giấy tờ liên quan.

Ngoài ra, gia chủ cũng nên chú đến diện tích đất cần chọn phải phù hợp với nhu cầu và thiết kế của ngôi nhà. Không nên mua đất ở những ngõ ngách quá nhỏ dưới 2m bởi sẽ gây nhiều bất tiện khi xây dựng. Bạn có thể mua kiểu nhà cấp 4 cũ vì có thể tháo dỡ nhà dễ dàng mà không cần xin phép.

Chuẩn bị đất xây dựng
Chuẩn bị đất xây dựng

Chuẩn bị kiến thức khi muốn xây nhà

Thông thường, để xây một căn nhà sẽ gồm 2 phần chính là phần xây thô và hoàn thiện. Gia chủ cần nắm bắt và hiểu được cách tính diện tích xây dựng để dự toán được chi phí ban đầu. Từ đó có thể đưa ra các tính toán chi tiết hơn về thiết kế, chi phí xây nhà như: chi phí thiết kế ban đầu, chi phí thi công thô, chi phí thi công trọn gói,…. Đây là bước rất quan trọng để bạn có thể điều chỉnh chi phí xây nhà một cách hợp lý nhất.

Tìm hiểu các thủ tục pháp lý

Thủ tục pháp lý đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng. Hiện có rất nhiều thủ tục pháp lý bạn cần nắm bắt được như: giấy phép xây dựng, thủ tục thông báo tháo dỡ, thủ tục thông báo khởi công, hoàn công nhà. Nếu gia chủ chọn thi công trọn gói sẽ đảm bảo được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.

Tìm hiểu các thủ tục pháp lý
Tìm hiểu các thủ tục pháp lý trước khi xây dựng nhà

Các vấn đề về kinh phí

Kinh phí là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng và quyết định trực tiếp đến quy mô, chất lượng ngôi nhà. Để xây được căn nhà hoàn thiện cần rất nhiều loại chi phí khác nhau. Do đó bạn cần dự trù được chi phí một cách chính xác để hạn chế tối đa việc phát sinh chi phí trong khi thi công.

Một số loại chi phí xây dựng thông thường hiện nay:

  • Chi phí xin giấy phép xây dựng.
  • Chi phí phá dỡ nhà cũ (nếu có).
  • Chi phí khảo sát địa chất và gia cố móng, ép cọc.
  • Chi phí thiết kế hồ sơ thi công nhà.
  • Chi phí xây thô và hoàn thiện nhà.
  • Chi phí giám sát.
  • Chi phí khác: Chi phí mềm (thanh tra xây dựng, đô thị, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, hàng xóm,…)
  • Chi phí dự phòng cho các khoản phát sinh.
  • Chi phí mua sắm nội thất.
  • Chi phí hoàn công nhà.

Thiết kế

Bạn cần xác định rõ nhu cầu xây dựng của mình thế nào. Điều này có nghĩa là xác định muốn xây bao nhiêu tầng, cần bao nhiêu phòng trong nhà. Sau đó dựa trên kinh phí bạn có thể trả mà đưa ra thiết kế phù hợp nhất.

Bản vẽ thiết kế sẽ gồm nhiều phần như kiến trúc, kết cấu căn nhà, điện nước sinh hoạt, nội thất. Nếu không có kinh nghiệm trong việc này thì tốt nhất nên thuê một bên thiết kế chuyên nghiệp để có thể tư vấn và hỗ trợ bạn tốt nhất.

Kế hoạch thi công

Ở Việt Nam, khi xây nhà cần xem ngày để động thổ, thi công để đảm bảo làm ăn suôn sẻ, thuận lợi. Thông qua kế hoạch thi công cả gia chủ và đơn vị thực hiện sẽ xác định được thời gian cụ thể thực hiện các bước sao cho hợp lý nhất. Đặc biệt là ở những công trình lớn đòi hỏi về tiến độ thì điều này lại càng quan trọng hơn.

Chọn nhà thầu chuyên nghiệp

Khi chọn nhà thầu, đơn vị thi công gia chủ có thể dựa trên một số tiêu chí sau:

  • Mức độ tin cậy, sự chuyên nghiệp của nhà thầu. Điều này sẽ được thể hiện thông qua những điều họ cam kết với khách hàng. Hiện có rất nhiều nhà thầu khác nhau trên thị trường nhưng độ tin cậy, uy tín thì không phải nhà thầu nào cũng có thể đáp ứng được. Do đó, gia chủ cần tìm hiểu thật kỹ để có thể chọn được nhà thầu tốt nhất.
  • Giá thi công cần phải xác định rõ ràng. Gia chủ không nên nhầm lẫn hay so sánh giá thi công theo m2 giữa các đơn vị thầu khác nhau. Bởi cách tính này trong xây dựng sẽ khác so với thực tế. Ngoài ra, mỗi nhà thầu sẽ có những gói thi công riêng nên gia chủ khi so sánh cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau như tổng giá trị hợp đồng, bảo hành, dịch vụ đi kèm, vật tư,….
Chọn nhà thầu
Chọn nhà thầu chuyên nghiệp giúp việc thi công công trình được thuận lợi

Chuẩn bị mặt bằng

Nếu cần phá dỡ nhà cũ thì gia chủ cần chuẩn bị để dỡ nhà và vận chuyển các phế liệu. Sau đó tiến hành chuẩn bị mặt bằng thi công và các điều kiện thi công đảm bảo nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Thông thường những việc này sẽ được nhà thầu hỗ trợ cho gia chủ.

Chuẩn bị vật tư

Hiện nay hầu hết mọi nhà thầu đều có những gói thi công như: xây phần thô, hoàn thiện nội thất, thi công trọn gói,…. Nhà thầu có thể cung cấp vật tư theo yêu cầu của gia chủ nếu bạn chọn hình thức thi công trọn gói. Trường hợp chọn các hình thức thi công khác thì gia chủ cần tự đi mua vật tư. Nếu không có kinh nghiệm thì gia chủ cần tìm hiểu kỹ hoặc tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để đảm bảo chọn được vật tư tốt nhất.

Giai đoạn thi công

Phần ngầm và xây thô

Phần thô có thể hiểu đơn giản là phần sườn ngôi nhà gồm móng, sàn, tường bao, hệ thống cột, kiềng,…. Tùy vào thỏa thuận giữa gia chủ và nhà thầu mà giai đoạn thi công này trách nhiệm của mỗi bên sẽ có sự khác biệt.

Với thi công trọn gói, nhà thầu sẽ phải thực hiện mọi công việc liên quan đến xây dựng khi gia chủ thông qua thiết kế, vật tư, giám sát,….

Còn với gói xây thô và nhân công hoàn thiện thì nhà thầu cần đảm nhiệm phần thô và cung cấp nhân công hoàn thiện khi phần thô đã hoàn thành. Gia chủ sẽ cung cấp vật liệu để có thể đáp ứng cho việc hoàn thiện tốt nhất.

Nếu chọn khoán nhân công thì gia chủ cần tự chịu mọi trách nhiệm khi thi công, nhà thầu chỉ cung cấp nhân công. Với phương án này bạn phải am hiểu kỹ những vấn đề trong quá trình thi công.

Thi công xây dựng phần thô
Thi công xây dựng phần thô

Hoàn thiện

Đây là giai đoạn để hoàn thiện phần xây thô và nội thất của cả nhà. Việc hoàn thiện phần xây thô sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Bởi giai đoạn này cần hoàn thiện trang trí, sơn nhà, lắp đặt hệ thống điện nước và các phần liên quan.

Gia chủ có thể thuê một đơn vị thiết kế nội thất gia đình chuyên nghiệp để có được bản thiết kế đẹp, đảm bảo công năng phù hợp với ngôi nhà và mang đến nhiều tiện ích khi sử dụng.

Xây dựng hoàn thiện
Phần xây dựng hoàn thiện

Giám sát quá trình xây dựng và nghiệm thu

Giám sát

Giám sát là bước làm cần thực hiện xuyên suốt quá trình xây dựng. Việc này sẽ do nhà thầu hoặc gia chủ tự làm tùy theo gói thi công gia chủ chọn. Khi giám sát thi công cần đảm bảo chặt chẽ và hiệu quả để tránh những sai sót không đáng có và có thể sửa chữa kịp thời.

Nghiệm thu

Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện một căn nhà. Gia chủ hay nhà thầu cần thực hiện một buổi nghiệm thu nghiêm túc, có biên bản hoàn thành công trình cụ thể trước khi bàn giao cho gia chủ và đưa vào sử dụng.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn quy trình xây nhà chi tiết cũng những chú ý cần thiết. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về quá trình xây một căn nhà.

    Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí

    Quý khách hàng có thể gửi yêu cầu để chúng tôi tư vấn miễn phí tại đây. Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi tới các chuyên gia của chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, SĐT hoặc địa chỉ liên hệ. Xin cảm ơn!




    Lưu ý: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn.

    Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, kích thước các cạnh. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *